MÔ HÌNH 3 LỚP

Có lẽ trong quá trình học và đi làm, bạn đã từng nghe qua chữ 3 lớp (3-layer), hoặc 3 tầng (3-tier), vậy nó là gì?

ℹ️ Mô hình 3 lớp là một dạng kiến trúc ứng dụng, trong đó các phần của chương trình được gom vào 3 lớp khác nhau (xem hình minh họa). Thực chất mô hình 3-layer chỉ là một trường hợp đặc biệt của mô hình tổng quát hơn là n-layer, với số lớp có thể từ 2 đến n, các lớp này sẽ nằm lên nhau, và mỗi lớp sẽ chỉ gọi và nhận kết quả xử lý từ lớp ngay bên dưới nó.

Continue reading “MÔ HÌNH 3 LỚP”

Một ví dụ về mô hình 3-tiers

Tranh thủ hôm cuối tuần, gửi con đi nhà trẻ, lên công ty viết cái ví dụ này. Hi vọng sẽ giúp ích cho những ai quan tâm.

Đây là một ứng dụng quản lý sách được viết dựa trên mô hình 3 tầng (3-tiers ), sử dụng LINQ to SQL như lớp truy xuất dữ liệu (DAL). Vì đây là một ứng dụng mẫu nên tôi đã cố gắng giảm thiểu chức năng cũng như việc dùng các tính năng được hỗ trợ bởi COM+, giúp chương trình đơn giản, dễ hiểu.

Continue reading “Một ví dụ về mô hình 3-tiers”

Hỏi đáp về mô hình 3 tầng

1. Mô hình 3 tầng (3-tiers) là gì?

Theo wikipedia thì:

“3-tiers là một kiến trúc kiểu client/server mà trong đó giao diện người dùng (UI-user interface), các quy tắc xử lý(BR-business rule hay BL-business logic), và việc lưu trữ dữ liệu được phát triển như những module độc lập, và hầu hết là được duy trì trên các nền tảng độc lập, và mô hình 3 tầng (3-tiers) được coi là một kiến trúc phần mềm và là một mẫu thiết kế.” (dịch lại từ wikipedia tiếng Anh).

Như vậy, ta có thể mô hình này phân tách ứng dụng ra làm 3 module riêng biệt, bao gồm:

– Tầng Presentation: được dùng để giao tiếp với người dùng, nhiệm vụ chính là hiển thị dữ liệu và nhận dữ liệu từ người dùng.

– Tầng Business Logic: nhiệm vụ chính là cung cấp các chức năng của phần mềm.

– Tầng Data: lưu trữ dữ liệu, cho phép lớp Business Logic có thể tìm kiếm, trích xuất, cập nhật… dữ liệu.

Continue reading “Hỏi đáp về mô hình 3 tầng”